Tác dụng kỳ diệu của trà: chống viêm, giảm cân và cải thiện tinh thần.

Trà một loại thức uống rất phổ biến tại nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa từ xưa đến nay. Người xưa không chỉ phát hiện ra nhiều tác dụng của trà mà còn phát triển được các kỹ thuật pha trà khác nhau. Các phương pháp pha chế khác nhau đã cho ra đời nhiều loại trà với những lợi ích sức khỏe khác nhau.

Người xưa xem trà như một loại thuốc giải độc?

Trong lịch sử, loại trà được người xưa ăn sớm nhất là trà xanh. Có lẽ bắt đầu của việc sử dụng trà là nhai lá trà tươi. Trà xanh là loại trà chưa lên men nên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như hợp chất hữu cơ polyphenol trong lá trà rất tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất catechin trong polyphenol trong trà có khả năng chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra còn có thể bảo vệ hệ thống tim mạch, giảm mỡ trong cơ thể. Đồng thời trà còn có khả năng kích hoạt các enzym giải độc, giúp giảm viêm mãn tính và ngăn ngừa ung thư. Bản thân trà cũng có tác dụng cải thiện chức năng gan, lợi tiểu…

Trong truyền thuyết, khi Thần Nông nếm phải cỏ dại có độc, ông đã dùng lá trà để giải độc. Trong hàng ngàn năm lịch sử uống trà, ngoài công dụng giải độc, trà còn được dùng để chữa bệnh. Các sách cổ Trung y cho rằng trà có tác dụng “Thanh lợi đầu mục, giải độc chỉ lỵ”. Tức là trà có thể làm thông suốt đầu, nâng cao tinh thần, trí não, thông tiện lợi tiểu và có vị đắng, có lợi cho giải độc ruột già và ruột non. Trong cuốn “bản thảo cương mục” có ghi chép lại những đơn thuốc chữa bệnh kiết lỵ bằng trà và gừng.

Các công dụng phổ biến của trà:

Diệp Khải Dân, bác sĩ điều trị tại Phòng khám Y học Cổ truyền Trung Quốc. cho biết rằng do có đặc tính giúp thông đầu não mạnh mẽ, trà có thể được sử dụng để làm thuốc dẫn. Một số đơn thuốc sẽ có hiệu quả tốt hơn khi uống với trà nóng. Ví dụ như bài thuốc Tư Âm Địa Hoàng Hoàn giúp chữa mắt mờ, khi được uống với trà xanh, có thể giúp thuốc được dẫn lên đầu não.

Trà còn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Đại văn hào Tô Thức của Trung Quốc đã nghiên cứu về y học Trung Quốc. Khuyên mọi người nên súc miệng bằng nước trà đậm sau bữa ăn để giúp làm sạch khoang miệng. 

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng trà để súc miệng có thể ức chế vi khuẩn. Nhưng nhất định phải là trà mới vừa pha xong, trà để lâu rất dễ sinh vi khuẩn. Trong các loại thuốc chữa trị chấn thương thời cổ đại, trà đặc cũng được dùng để rửa vết thương.

Các loại trà khác nhau cho công dụng khác nhau

Thú vui thưởng trà của người xưa không chỉ được thể hiện trong vô số các bài thơ văn. Mà còn thể hiện ở nghệ thuật pha trà. Lấy trà thời nhà Tống làm ví dụ, phương pháp là chế biến trà thành bánh trà rồi sau đó nghiền thành bột trà. Cách pha này xem ra thì khá giống với bột trà xanh ngày nay nhưng là cao cấp hơn. Cách làm và cách pha cũng phức tạp hơn.

Diệp Khải Dân là một người rất hứng thú với lịch sử của trà. Đã giới thiệu rằng loại trà này sau khi pha không cho thêm sữa, nhưng bản thân nó lại có hương vị của trà sữa. Đến thời nhà Minh, do quy trình chế biến trà kiểu này quá phức tạp, tốn kém công sức và thời gian. Vì vậy nên Minh Thái Tổ – Chu Nguyên Chương đã ra lệnh bãi bỏ phương pháp này. Cuối và chỉ còn lưu lại cách pha trà.

Các kỹ thuật pha trà khác nhau đã phát triển ra sáu loại trà chính:

Sáu loại trà đó là: trà xanh, hồng trà, trà ô long, trà Phổ Nhĩ, trà vàng và trà trắng. Chúng được phân biệt tùy theo mức độ lên men khác nhau:

Trà xanh (không lên men)> trà trắng (lên men từ 5 đến 10%)> trà vàng (lên men từ 15 đến 20%)

Trà ô long (lên men từ 20 đến 30%)> trà Phổ Nhĩ (lên men trên 80%) )> hồng trà (lên men ở 95 đến 100%)

Do ít được gia công nên Trà xanh và trà trắng giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nhưng cũng là loại trà có tính hàn nhất, uống nhiều có thể làm tổn thương dạ dày và không nên uống hàng ngày. Diệp Khải Dân cho rằng trà trắng có “một năm trà, ba năm thuốc, bảy năm bảo vật”. Điều này có nghĩa là trà trắng mang tính hàn, sau 3 năm sẽ trở nên ôn hòa dịu nhẹ hơn và có thể được sử dụng làm thuốc. Sau bảy năm, nó sẽ dịu nhẹ hơn nữa và phù hợp để dùng cho cả những người có thể chất yếu ớt. Nếu trà xanh và trà ô long được bảo quản trong nhiều năm, chúng cũng có thể trở thành lão trà.

Trà vàng là một loại trà lên men nhẹ và có tính hàn tương đối. Trà ô long là một loại trà bán lên men, được gọi là trà xanh có màu xanh nâu như sắt. Nó vừa có hương thơm của trà xanh vừa có vị êm dịu của hồng trà.

Diệp Khải Dân cho biết:

“Tôi cho rằng trà ô long là kết tinh tâm huyết của nghề pha trà của cổ nhân. Nó giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng của trà xanh, nhưng cũng loại bỏ nhiều thành phần gây lạnh đắng và tổn thương dạ dày của trà xanh. Mà lại không làm mất nhiều chất dinh dưỡng như hồng trà”. Anh giải thích rằng điều này cũng giống như rau xà lách. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho con người. Nhưng nó lại có tính quá lạnh, nếu ăn thời gian lâu sẽ làm đau dạ dày. Trong ẩm thực Trung Hoa, xào rau xanh với lửa lớn, có thể loại bỏ tính hàn của nguyên liệu và giữ lại chất dinh dưỡng một cách tối đa.

Trà ô long cũng được chú trọng nhất đó chính là cách rang. Từ rang nhẹ, rang vừa đến rang nặng, giúp trà chuyển dần đặc tính của từ lạnh đến ôn hòa.

Trà Phổ Nhĩ và hồng trà đều là những loại trà nhẹ, có tính ôn hòa. Trà Phổ Nhĩ là loại trà duy nhất có chứa men vi sinh, hỗ trợ hệ tiêu hóa trong dạ dày. Đồng thời giúp cơ thể duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn. Sau khi hồng trà được lên men hoàn toàn. Mặc dù lượng polyphenol trong trà giảm hơn 90% nhưng vị đắng cũng giảm đi rất nhiều.

Tùy theo nhu cầu khác nhau sẽ có những cách uống trà phù hợp khác nhau:

  1. Những người muốn giảm cân: thì nên uống trà Phổ Nhĩ hơn là uống lá trà xanh. Nhiều cô gái thường uống trà xanh để giảm cân, điều này có thể gây đau dạ dày.
  2. Giải khát: Trà ô long và trà xanh có thể giúp giải nhiệt và giảm phiền muộn. Đồng thời còn có tác dụng nâng khí và nuôi dưỡng cổ họng tốt hơn.
  3. Giữ ấm: Hồng trà, ví dụ như uống hồng trà thêm gừng. Bởi vì hồng trà có tính ngưng tụ và tính chất dịu nhẹ. Cho nên nó có tác dụng giữ ấm tốt hơn so với các loại trà khác.
  4. Nâng cao tinh thần, làm sảng khoái đầu óc. Trà xanh và trà ô long có đặc tính làm thông suốt đầu não. Ngoài ra, còn có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo.
  5. Hạ hỏa, kháng viêm: Trà trắng và trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại trà khác.
  6. Chăm sóc sức khỏe hàng ngày: Nên dùng hồng trà, trà Phổ Nhĩ vì có tính dịu nhẹ, an hòa, có thể uống nhiều hơn, các loại trà khác nên uống vừa phải.
  7. Tiêu hóa và giải độc, giảm cân: khi ăn quá no, nấc cụt, chướng bụng, thì có thể uống trà Phổ Nhị, có thể cải thiện.

Theo epochtimes,

Cửa lưới chống muỗi Akado

Logo cửa lưới chống muỗi akado


☎️: 0935 98 60 68
📧: [email protected]
🌐: https://akado.vn/
🏠: 175 Lê Đình Dương, Đà Nẵng